BỆNH VIÊM/NHIỄM TRÙNG TAI Ở CÚN VÀ MÈO

17/07/2024 03:33
Bệnh viêm tai là một bệnh phổ biến xảy ra ở cả chó và mèo, thường gây khó chịu, đau đớn cho thú cưng. Một số trường hợp viêm tai có thể chữa được, một số khác có thể bị đi bị lại nên cần chủ nuôi theo dõi và để ý thường xuyên. Mọi bệnh đều có nguyên nhân - triệu chứng - cách xử lý nên hôm nay hãy cùng Cat City tìm hiểu về vấn đề này nhé

1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tai ở chó, mèo

Có rất nhiều tác nhân có thể dẫn đến bệnh viêm tai hoặc gây nhiễm trùng tai ở chó, mèo, bao gồm:

- Nhiễm trùng, viêm do vi khuẩn: Vi khuẩn và nấm thường gây viêm, nhiễm trùng tai ở vật nuôi. Những vi khuẩn này phát triển mạnh trong môi trường nhiệt độ ấm, ẩm ướt và ống tai của chó, mèo chắc chắn là môi trường lí tưởng để chúng sinh sôi.

- Dị ứng: Phản ứng dị ứng với các yếu tố môi trường như phấn hoa, mạt bụi hoặc thức ăn có thể gây viêm ống tai, khiến vật nuôi bị viêm, nhiễm trùng tai

- Cấu tạo tai ở một vài giống loài: Những giống chó, mèo có ống tai hẹp, lông tai nhiều sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn các giống khác. Tiêu biểu như một số giống chó, chẳng hạn như Cocker Spaniels và Basset Hounds, dễ mắc các vấn đề về tai do cấu tạo tai

- Tình trạng sức khỏe hiện tại: Một số loại bệnh như suy giáp, rối loạn tự miễn dịch hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến vật nuôi dễ bị nhiễm trùng hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết thú cưng bị viêm/nhiễm trùng tai

Các dấu hiệu mà chủ nuôi có thể dễ dàng nhận biết khi chó/mèo nhà bạn bị vấn đề về tai bao gồm:

- Chó/Mèo hay gãi hoặc cọ xát tai: Thú cưng bị viêm/nhiễm trùng tai thường có biểu hiện gãi hoặc cọ xát tai bị bệnh

- Lắc hoặc nghiêng đầu: Việc lắc hoặc nghiêng đầu liên tục có thể cho thấy thú cưng đang khó chịu hoặc bị kích ứng trong tai.

- Tai có mùi hoặc dịch tiết: Tai có mùi hôi hoặc có dịch tiết bất thường (ví dụ: mủ, máu) cần được phát hiện sớm và đưa ra thú y để kịp thời điều trị

- Tai đỏ và sưng: Phần tai bị viêm hoặc sưng tấy, kèm theo mẩn đỏ, là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm tai.

- Thay đổi hành vi: Thú cưng có thể bị khó chịu, không chịu khi bạn chạm vào quanh tai hoặc thay đổi khẩu vị 

Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở bé thú cưng nhà mình, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để kiểm tra và chẩn đoán.

z5633369042684_a55621b5e8eb57d535e5ef924e44619b-1
 

3. Chẩn đoán nhiễm trùng tai ở vật nuôi

Bác sĩ có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán viêm tai, nhiễm trùng tai. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng kỹ lưỡng. Việc kiểm tra này bao gồm kiểm tra trực quan, sờ nắn, dùng đèn soi sâu trong tai để xác định các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm hoặc bất thường về cấu trúc trong tai. Sau đó, bác sĩ thú y có thể thực hiện soi kính hiển vi phần ráy tai xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc nấm, đưa ra hướng điều trị thích hợp. 

Đối với trường hợp nghi ngờ bị dị ứng, cần tiến hành các xét nghiệm sâu hơn giúp xác định các chất gây dị ứng. Để kiểm tra sâu hơn, dịch vụ chẩn đoán hình ảnh, ví dụ như chụp X quang hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT), có thể đánh giá các bất thường về cấu trúc hoặc xác định mức độ nhiễm trùng.

4. Điều trị viêm/nhiễm trùng tai chó, mèo

Sau khi bác sĩ thú y đã xác định chính xác nguyên nhân và mức độ nhiễm trùng, chủ nuôi sẽ cần kết hợp điều trị theo phác đồ bác sĩ đồng thời cần lưu ý thay đổi trong chăm sóc thường ngày

- Làm sạch tai thú cưng: Chủ nuôi cần làm sạch tai bé thường xuyên bằng các dung dịch rửa tai an toàn được bác sĩ giới thiệu giúp loại bỏ các mảnh vụn, ráy tai dư thừa và vi khuẩn, ngăn ngừa sự tích tụ của các tác nhân gây nhiễm trùng.

- Thuốc bôi: Thuốc nhỏ tai kháng khuẩn hoặc kháng nấm do bác sĩ thú y kê toa nhằm giảm tình trạng nhiễm trùng, làm giảm sự phát triển và viêm nhiễm của vi khuẩn.

- Thuốc kháng sinh: Bác sĩ thú y có thể kê toa thuốc kháng sinh đường uống cho các trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc tái phát

- Tránh tiếp xúc tác nhân gây dị ứng: Xác định và tránh các chất gây dị ứng, đồng thời cần dùng thêm thuốc giúp kiểm soát phản ứng dị ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng tái phát.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sống: Duy trì thói quen chải chuốt, kiểm soát độ ẩm trong môi trường sống của thú cưng và ngăn ngừa thú cưng tiếp xúc với các chất gây kích ứng hoặc dị ứng để giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tái phát

- Thăm khám thú y định kì cũng rất quan trọng vì nó sẽ giúp bác sĩ thú y theo dõi tiến trình điều trị và điều chỉnh thuốc khi cần thiết.

z5501837181769_71734e92bb620bb00bcb7fb5eae97175-2
 

Thực tế quá nửa trường hợp đến viện đều có dấu hiệu viêm/ rận tai như tai bẩn, đùn đen mặc dù trước đó chủ đã vệ sinh. Về cơ bản thì bệnh về tai ban đầu vốn không nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới sức khoẻ của thú cưng. Vì thế nếu đã thử chữa nhưng chưa khỏi hoặc chưa xác định được bẩn tai do đâu thì chủ nuôi có thể liên hệ Cat City để được tư vấn khám chữa nhé.